Các lỗi hay gặp của điều hoà vào mùa hè

 

Sửa Chữa Và Bảo Dưỡng Điều Hoà Tại Hà Nội

 

 Điện Tử Bách Khoa  Hà Nội , với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, kinh nghiệm nhiều năm trong nghành, tay nghề cao và sự phục vụ nhiệt tình cùng với sự uy tín – chuyên nghiệp của chúng tôi đảm bảo mang tới dịch vụ sửa chữa điều hòa tại nhà ở Hà Nội với chất lượng tốt nhất.

Chúng tôi chuyên dịch vụ sửa chữa liên quan tới máy điều hòa, thiết bị điện tử điện lạnh.

Vào mùa hè, điều hoà sẽ thường xuyên được sử dụng, Do đó, hay gặp các lỗi không mong muốn. Cùng tìm hiểu các lỗi hay gặp của điều hoà vào mùa hè qua bìa viết sau. Và các xử lý nhanh chóng những lỗi này nhé.

 

Các lỗi hay gặp của điều hoà vào mùa hè và cách xử lý nhanh chóng tại nhà

Các biểu hiện của điều hòa mà bạn cần gọi sửa điều hòa ngay:

  • Điều hòa không lên nguồn
  • Điều hòa bật lên báo lỗi
  • Điều hòa chạy lâu mà không mát
  • Điều hòa chạy có mát nhưng mát kém
  • Điều hòa chảy nước trong nhà
  • Điều hòa hai chiều chạy mùa đông không nóng
  • Điều hoà bật lên nhưng không chạy, nháy đèn time
  • Điều hòa chạy có tiếng ồn lớn hoặc có tiếng kêu lạ …

l

 

Điều hòa không mát

Đây là lỗi phổ biến trong mùa hè. Có thể dàn nóng và dàn lạnh vẫn chạy ổn định nhưng lại không có hơi mát.

Có thể do lỗi cảm biến nhiệt độ

Lỗi bo mạch dàn lạnh

Lỗi bo mạch dàn nóng

Quạt dàn lạnh không chạy hoặc chạy yếu

Quạt dàn nóng không chạy

Động cơ không hoạt động…

 

Lỗi này thì do có rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan như :

  • Điều hoà chưa được vệ sinh : do không được vệ sinh bảo dưỡng định kỳ, dẫn đến mặt lạnh lưu thông kém- lượng khí lưu thông qua dàn ống đồng lạnh ít dẫn đến lượng gió thổi kém làm nhiệt độ không mát

Với lý do này, bạn chỉ cần gọi thợ đến vệ sinh điều hoà hoặc bạn có thể tự mình vệ sinh nếu có kiến thức về điều hoà.

  • Điều hoà thiếu gas hoặc hết gas

Có thể do lắp đặt không tốt hoặc máy có vấn đề dẫn đến hiện tượng rò rỉ gas. Khi lượng gas trong máy không đủ, sẽ dẫn đến hiện tượng máy không mát. Hoặc cũng có thể do nguyên nhân đường ống quá dài, ống mỏng sẽ làm lượng gas bị hao hụt.

Thêm nữa, nếu bạn thấy tuyết bám vào rắc co, thì cũng có thể do điều hoà hết gas nhé.

Cách khắc phục. Nạp bổ xung gas và kiểm tra các đầu zắc co ống hay mối nối hàn có bị hở hay không.

 

Các lỗi hay gặp của điều hoà vào mùa hè và cách xử lý nhanh chóng tại nhà

 

Điều hòa ngắt liên tục

Bảo dưỡng điều hòa là công việc vô cùng quan trọng. Bạn và gia đình sẽ có sử khỏe tốt hơn khi luôn được sống trong bầu không khí trong lành, mát mẻ, tuổi thọ của chiếc điều hòa cũng từ đó mà được kéo dài nhiều lần. Vậy thì chẳng có lý do gì mà không nên bảo dưỡng điều hòa một cách thường xuyên và theo chu kỳ.

3 tác hại nguy hiểm khi không bảo dưỡng điều hòa định kỳ

  • Điều hòa nhà bạn hoạt động lâu ngày chắc chắn sẽ dính rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn gây hại, nếu không bảo dưỡng điều hòa ngay rất có thể gây ra các bệnh phổ biến như tai mũi họng cho chính con em trong gia đình.
  • Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, chiếc điều hòa do dính quá nhiều bụi bẩn khiến hoạt động bị nóng hoặc chạy thiếu công suất dẫn đến tuổi thọ của nó sẽ bị rút ngắn và tốn nhiều điện năng hơn. Thậm chí nếu tình trạng đó kéo dài sẽ hư hỏng ngay.
  • Sử dụng điều hòa không được bảo dưỡng định kì có khả năng độ mát kém hơn trước và gây tiêu tốn rất nhiều điện năng.

 

Lỗi này do nhiều nguyên do như hỏng block, thiếu gas,ống đồng gập gẫy, nguồn điện không ổn định, dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn….

Nếu gặp phải lỗi này, bạn nên báo kĩ thuật hãng hoặc Điện Tử Bách Khoa Hà Nội để được hỗ trợ xử lý nhanh chóng.

 

 

Điều hòa bị chảy nước

Các lỗi hay gặp của điều hoà vào mùa hè và cách xử lý nhanh chóng tại nhà

Điều hòa nhiệt độ thực tế là thiết bị tạo nên sự ngưng tụ nước liên tục. Lượng nước này thường được dẫn ra ngoài bằng ống nhựa hoặc cao su để làm mát không gian. Tuy nhiên, nếu điều hòa bị chảy nước thì gây ra rất nhiều phiền toái khi sử dụng.

Để khắc phục điều này, đầu tiên bạn cần vệ sinh dàn lạnh, sau đó bạn có thể chỉnh lại ống thoát nước và tạo độ dốc nhất định để nước có thể thoát ra. Nếu sau đó, điều hòa vẫn cứ chảy nước thì bạn nên tháo mặt lạnh ra và dùng chiếc que nhỏ, dài để thông lỗ thoát của máng và vệ sinh luôn mặt lạnh.

Điều hòa kêu to

Các lỗi hay gặp của điều hoà vào mùa hè và cách xử lý nhanh chóng tại nhà

Điều hoà kêu to khiến bạn rất khó chịu. Lúc này bạn hãy kiểm tra lại ở phía giàn nóng. Bởi, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do dư gas, máy nén có thiết bị nào đó bị hư, hay bulong, đinh vít bị lỏng.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần rút bớt lượng gas đã sạc của điều hòa bằng cách xả gas ra ngoài bằng khóa lục giác. Cái này nằm ở phía cuối của giàn nóng. Tiếp đó, bạn kiểm tra máy nén và vặn chặt các bulong, đinh vít rồi tháo các tấm bị rung chuyển ra để nó không va chạm vào hệ máy, dễ gây tiếng ồn.

Trên đây là một vài lỗi hay gặp phải ở điều hoà vào mùa hè. Để hạn chế lỗi xảy ra, bạn nên kiểm tra điều hoà trước khi vào mùa. Chú ý nhất là việc vệ sinh bảo dưỡng định kỳ điều hoà nhé.

Kiểm tra lưu lượng gas, nạp gas bổ sung

Kiểm tra kỹ lưỡng lưu lượng gas và bổ sung nếu cần thiết. 

Nạp ga điều hòa là công việc cực kỳ quan trọng mà người sử dụng điều hòa nào cũng cần phải biết. Vậy gọi nạp gas điều hòa ở đâu Hà Nội? giá cả của chúng như thế nào? khi nào cần phải nạp ga điều hòa?…

Dấu hiệu cần gọi dịch vụ nạp ga điều hòa ngay

Bật điều hòa để sử dụng nhưng không thấy mát hoặc mát yếu vào mua hè, không có thể sưởi ấm được vào mùa đông thì chính xác là điều hòa của bạn đang bị hết gas

Còn Khi bật điều hòa thấy lạnh hoặc nóng yếu hơn bình thường thì kết luận rằng điều hòa đang bị thiếu ga hoặc sắp hết cần bổ sung ngay.

Hậu quả nếu không nạp gas điều hòa đầy đủ

  1. Không thể hoạt động  được đúng công suất cũng như thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đã mặc định, dẫn đến rất hại đến tuổi thọ của máy điều hòa
  2. Tốn tiền, gây ức chế cho chính người sử dụng vì không thể đáp ứng nhu cầu
  3. Có nhiều loại điều hòa, nếu không đủ gas sẽ không thể hoạt động được

Cách kiểm tra ga điều hòa hết hay chưa?

  • Bật điều hòa ở đúng chế độ nóng nhất hoặc lạnh nhất.
  • Kiểm tra chỗ dàn nóng xem quạt có quay, hơi nóng có tỏa ra không.
  • Kiểm tra chỗ ống đồng nối vào dàn nóng có bị đóng tuyết. Nếu có hiện tượng đóng tuyết là do thiếu gas
  • Nếu giàn nóng không tỏa hơi nóng hoặc không quay quạt thì cần kiểm tra nâng cao thêm.
  • Nhiều khi điều hòa nạp nhiều gas quá hoặc máy nén khí bị lỗi cũng có thể xảy ra hiện tượng không mát.

 

Tại sao hàng trăm khách hàng chọn nạp ga điều hòa tại đây?

Bạn biết đây, trên thì trường có hàng tá đơn vị cung cấp dịch vụ nạp gas điều hòa, đọc trên mạng cũng không ít bài viết nhắc nhở bạn cẩn thận khi nạp ga điều hòa bị nạp thiếu, chặt chém, bịt mắt khách hàng… Dưới đây là 1 vài tiêu chí mà chúng tôi đang sở hữu để khiến 70% khách hàng Hà Nội chọn dịch vụ nạp gas điều hòa tại đây, mời bạn tham khảo:

  • Thợ nạp gas điều hòa sẽ có mặt tại nhà bạn ngay sau gọi điện khoảng 30 – 1h để tiến hành kiểm tra và nạp gas cho chiếc điều hòa nhiệt độ của bạn.
  • Nạp gas chính xác 100% cho chiếc điều hòa, CAM KẾT không làm giả dối bịp mắt khách hàng
  • Nói không với loại gas kém chất lượng ga đểu ảnh hưởng không tốt cho điều hòa và bầu khí quyển

Các loại gas điều hòa thông dụng nhất hiện nay

 

Trên thị trường hiện trên thị trường có rất nhiều, nhưng thông dụng và tốt nhất hiện nay chỉ có 3 loại chính là gas R22, R410A và R32. Đây cũng chính là 3 loại ga chuyên dụng cho rất nhiều loại điều hòa ưa chuộng hiện nay như: Samsung, Toshiba, Panasonic, Daikin... Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về ưu điểm và công suất sử dụng của các loại ga điều hòa trên.

Gas R22

Ga R22 thích hợp dùng cho những loại điều hòa sau: Điều hòa Sanyo SAP-KC9BGES8, Điều hòa Mitsubishi Heavy SRK-09CM, Điều hòa Sharp AH-A9PEWS, Điều hòa Mitsubishi Heavy SRK09CMP-5

  • Ưu điểm
  1. Có khả năng chịu được tạp chất có không khí lẫn vào nên việc lắp đặt dễ dàng
  2. Có áp suất ngưng tụ tương đối cao
  3. Gas 22 nên chi phí sạc gas bổ sung định kì và sửa chữa cũng rẻ hơn so với các dòng máy lạnh sử dụng gas khác
  • Nhược điểm
  1. Độ nhớt của nó lớn và tính lưu động của nó kém nên các đường ống, cửa van đều phải lớn hơn.
  2. Gas R22 có mức độ gây thủng tầng Ozon và gây hiệu ứng lồng kính làm nóng địa cầu.
  3. Không độc hại đối với cơ thể sống nhưng khi nồng độ lên quá cao có thể bị ngạt thở do thiếu dưỡng khí

Gas R410A

Đây là phiên bản thay thế hoàn hảo cho R22. Nó chuyên dùng cho các loại điều hòa: Điều hòa Sharp AH-X12NEW, điều hòa Panasonic CU/CS-TS9QKH-8, điều hòa LG V13ENB

  • Ưu điểm
  1. Năng suất làm lạnh cao hơn gas R22 1.6 lần
  2. Nếu so với loại dùng gas R22 thì máy lạnh dùng gas R410A cho hơi lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện hơn
  3. Loại khí gas R410A góp phần bảo vệ môi trường vì không gây thủng tần ozon.
  • Nhược điểm
  1. Ken người dùng: điều hòa sử dụng loại gas R410A khó bảo trì, bơm gas vào hơn loại R22
  2. Gas R410A có giá thành cao hơn máy lạnh R22 đồng thời, chi phí nạp gas và bơm gas mới thường rất cao và khi bơm gas phải sử dụng nhiều loại thiết bị chuyên dụng.

 

Gas R32

Đây là loại gas ra đời mới nhất với sứ mệnh khắc phục những nhược điểm của R22 và R410A

  • Ưu điểm
  1. An toàn: Nếu R22 anh hưởng xấu tới tầng ô zôn thì với R32 nhược điểm đó đã được khắc phục. Theo các chuyên gia, Ga R32 có khả năng giảm tới 75% lượng khí thải ra môi trường.
  2. Tiết kiệm điện: R32 cho hiệu suất sử dụng cao, cụ thể nó hơn 1,6 lần R410A và 6,1 lần R22. Vậy thì việc nó giúp điều hòa của bạn tiết kiệm điện là điều chắc chắn.
  3. Dễ thích ứng: Tuy nó khác nhau về công suất và độ an toàn nhưng R32 lại có công thức tương đương với loại ga phổ biến nhất hiện nay là R410A nên nó có thể dùng tốt cho nhiều loại điều hòa, chỉ cần thay đồng hồ sạc ga và dây ga.
  • Nhược điểm
  1. Giá thành cao hơn 2 loại trên.
  2. Hiện có các dòng máy điều hòa Daikin model mới 2014 là đang sử dụng loại ga thân thiện với môi trường này.

Trên đây là thông tin chi tiết về 3 loại gas điều hòa thông dụng hiện nay, bạn hãy chọn cho chiếc điều hòa nhà mình một loại gas phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe các thành viên và chiếc điều hòa. Chúc bạn thành công.

Gọi điện thoại
0912.66.88.32
Chat Zalo